Lịch sử Đăng_Phong

Đăng Phong trong nền văn hóa Trung Quốc là một trong những nơi sinh sống lâu đời của một bộ lạc mẫu hệ. Theo các tài liệu lịch sử và bằng chứng khảo cổ học, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, trung tâm của các hoạt động sản xuất, đời sống và chính trị của triều đại nhà Hạ nằm tại trấn Cáo Thành, tức Đặng Phong ngày nay. Triều đại Tây Chu, Chu Công Đán thực hiện đo bóng mặt trời bằng khuê biểu tại Đăng Phong Quan phát triển lịch ngày nay. Đến thời nhà Tần, hệ thống quận huyện được triển khai và huyện Dương Thành được thành lập tại đây. Hoàng đế Tây Hán là Hán Vũ Đế đã đến Tung Sơn và thành lập ra huyện Sùng Cao và đến nhà Tùy là Tung Dương. Năm 696, Võ Tắc Thiên đã đến Tung Sơn và Phong Trung Nhạc và đổi Sùng Cao thành Đăng Phong và đổi Dương Thành thành Cáo Thành (nghĩa là hoàn thành). Triều đại nhà Kim, hai huyện được sáp nhập thành một huyện Đăng Phong duy nhất.[3]

Trong thời kỳ Chính phủ Bắc Dương, Hà Nam là chiến trường chính của nhiều cuộc nội chiến trong đó có cả Trung Quốc Quốc dân Đảng. Đăng Phong nằm giữa Lạc Dương, Trịnh Châu và Hứa Xương liên tục bị tàn phá bởi chiến tranh và cướp bóc. Trong cuộc Nội chiến Trung Quốc vào đầu năm 1948, trước sự tấn công của quân đội Giải phóng Trung Quốc, chính phủ Quốc dân Đảng đã đến phòng thủ toàn diện tại Hà Nam. Đầu tháng 3, quân Giải phóng Trung Quốc đã được tập hợp tại Đăng Phong, Lâm Nghi và Ích Dương. Sau đó Đăng Phong cơ bản đã thuộc quyền kiếm soát của quân Giải phóng. Năm 1983, Đăng Phong thuộc Đặc khu Lạc Dương và về hành chính thuộc Trịnh Châu. Ba huyện Tân An, Mạnh TânYển Sư được cắt về Lạc Dương. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1994, Hội đồng Nhà nước đã phê chuẩn việc thành lập huyện cấp thị Đăng Phong.